Vài suy nghĩ về ca dao hài hước Việt Nam!



Ca dao, dân ca nói chung là một nét văn hóa của người Việt Nam. Ca dao đôi khi là những lời nhắn nhủ yêu thương, tình nghĩa, đôi khi là những thời than thân trách phận, và nhiều lúc lại là những tiếng cười giải trí, thú vị…Mỗi một tiểu loại ca dao lại có một nội dung và vị trí riêng song đều thể hiện, bộc lộ được phần nào cuộc sống của người bình dân xưa.
Ca dao xuất hiện trong những lời ăn tiếng nói hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày, trong những lời trò chuyện của các bà, các mẹ lúc đi chợ, ra đồng, trong những cuộc thi đối đáp nam – nữ hay trong những lời hát ru…Đời sống, mong muốn, nguyện vọng của người phụ nữ, người nông dân nhiều khi được gửi gắm trong những câu ca dao, dân ca. Đọc ca dao hay chính là “đọc” tâm hồn con người. Ca dao nói chung và ca dao hài hước nói riêng đã làm cho cuộc sống của con người phong phú hơn, xua tan được phần nào vất vả, lo âu. Tiếng cười trong ca dao hài hước là liều thuốc giải trí hữu hiệu:
Cưới nàng anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ máu họ hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Ca dao cũng là những lời mỉa mai, châm biếm sâu cay:
Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ
Cũng có lúc ca dao hài hước lại là những trách móc nhẹ nhàng :
Chèo ghe xuống biển bắt cua
Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi…
Qua ca dao hài hước, ta thấy phần nào những nét sinh hoạt, văn hóa của người bình dân xưa: những nét sinh hoạt bình dân gắn với cây đa, bến nước, ..Và quan trọng hơn đó chính là thế giới tâm hồn con người: bình dị, tình cảm, sâu sắc, thông minh, hóm hỉnh. Ấy chính là những tiếng cười lạc quan, hóm hỉnh mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.



0 nhận xét: